Tin tức / Góc chuyên môn

Diện mạo một đứa con… Việt Tiến-Ban LL-PB HOPA

CLB NHIẾP ẢNH CHIẾN SĨ

CLB Nhiếp ảnh chiến sĩ, SOLDIER PHOTOGRAPHY CLUB

CLB Nhiếp ảnh chiến sĩ, SOLDIER PHOTOGRAPHY CLUB, ảnh đẹp trong tuần, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ, tác phẩm nổi tiếng

Ngày: 21/03/2013

Chờ đợi trong hy vọng thế rồi ảnh KTS đã có một cuộc thi để thể hiện tính riêng biệt của mình. Nhìn lại khi công nghệ mới (số hóa thay cho film nhựa lưu giữ hình ảnh) du nhập vào VN hơn 20 năm nó vắt từ thế kỷ XX sang XXI, đã dấy lên những suy nghĩ trái chiều nhau: Băn khoăn, lo âu, phản bác… và sự cổ súy nhiệt tình ở trong và ngoài giới.

Ai đó phát biểu trong buổi toa đàm sau cuộc thi: “Nhiếp ảnh đã sang trang… và “ảnh film nhựa chỉ mới là một nửa”. Tôi phản đối suy nghĩ  nhận định này, bởi số hóa phần lưu giữ hình ảnh là tiến bô của khoa học công nghệ, kể từ  tấm đồng phẳng phủ hóa chất  lưu giữ ánh sáng (âm bản - négatif) rồi sau đó trên kính (cliché), film nhựa ---> số hóa hiện nay. Nó vượt trội so với ảnh làm ra từ film nhựa về tính tiện lợi trong các thao tác, còn nói về chất lượng hình ảnh (độ phân giải-độ tương phản sáng tối và sắc độ chuyển tiếp v.v.) vẫn còn đang ở mức “cố gắng”. Đây là một nhánh rẽ của nghệ thuật Nhiếp ảnh nhưng không Lạ (có thể với ai đó lần đầu biết) từ thời film đen – trắng những kỹ xảo như thế đã có, và dứt khoát không phải là tất cả. Nên không thể gọi là “sang trang” được.

Kỹ xảo thời film nhựa (ghép trăng-tia chớp .v.v.) làm người ta trầm trồ thán phục: Sao tài thế? Còn hàm chứa một ý tưởng nào đó thì rất ít, bởi ý tưởng trong sáng tạo nghệ thuật là cực kỳ hiếm, sản phẩm của nó là đỉnh chóp trên mặt bằng Văn hóa-Trí tuệ-Sự trải nghiệm-Vốn sống … của nghệ sĩ. Như là thứ trời phú cho mà không phải lúc nào muốn, ai muốn, ai cố cũng có được. Sáng tạo ra giá trị nghệ thuật (tác phẩm) là thiên tài, cố học cũng khó mà đạt được, còn kỹ thuật chỉ là cỗ xe chuyên chở ý tưởng sáng tạo, dù kỹ năng kỹ xảo …siêu tới đâu vẫn không bao giờ là phép thiêng. Một nhà LL-PB nhiếp ảnh VN nói: “Đây là cuộc cách mạng kỹ thuật triệt để nhất hiện nay đối với nghệ thuật tạo hình lấy kỹ thuật làm gốc” * nếu nghĩ & làm như thế ta sẽ đào tạo ra được … thợ là may, còn nghệ sĩ thì không. Nhớ lại tiệm ảnh Đống Đa (Nguyễn Huệ-Sài Gòn cũ) có thiết bị máy móc hiện đại bậc nhất + tay nghề kỹ thuật giỏi nhất hơn hẳn các cơ sở khác trong nước và khu vực, trong số lượng nhân viên đông đảo mà chỉ có sản sinh ra… 2 nghệ sĩ..

Photoshop giúp ta “thay trời chuyển đất” dễ ợt, nên số lượng “tín đồ” này phát triển nhanh chóng, cuộc thi ảnh Ý tưởng vừa qua là minh chứng, nhưng cái của hiếm trời phú cho thì muôn đời vẫn vậy. Ý tưởng nghệ thuật có từ lâu, có trong các thể loại và hình thức thể hiện, với Nhiếp ảnh nó có trong tác phẩm ghi thực-siêu thực (tạm gọi như thế) chứ không nhất thiết Ý tưởng “độc quyền” của ảnh làm ra từ  photoshop, nhiều “Ý tưởng” lại nằm trong loại ảnh ghi thực, ngay ở triển lãm này: Cái bóng-Nguyễn Văn Đảnh, cái bóng của mình (tượng trưng cái ảo) lại to lớn hơn mình đó là sự chế diễu chua cay cái bệnh vĩ cuồng hoang tưởng của một số “nghệ sĩ”, rồi: Tổ ấm-Nhan quốc Dũng, Giàu & Nghèo - Võ văn Bằng, Hai thế hệ-Nguyễn văn Thương ...  Để đáp ứng khát vọng được thể hiện cái tôi sáng tạo, không bó hẹp trong ống kính thu nhận, Photoshop “giúp” nghệ sĩ thỏa mãn mơ ước tạo ra một cái THỰC ở thế giới khác, nó không xa lạ với nghệ thuật Nhân loại. Một thế giới mà ở đấy: “Nghệ thuật là phi lý - Nhờ phi lý đó mà ta tiếp cận được chân lý” (Pablo.Picasso) Do đó hình thức thể hiện là một “thế giới nghệ thuật” không có thực, nhưng Ý tưởng mà tác giả muốn gửi tới công chúng rất thực và rất chân thành. Vấn đề đặt ra… chân lý nghệ thuật được sáng tạo ra như thế nào?

Ta dạo quanh những tác phẩm treo trong triển lãm này nhé.

Những ý tưởng trong mỗi tác phẩm là bức thông điệp đầy tính Nhân văn, vô cùng đẹp đẽ (Vì màu xanh – Đinh Mạnh Tài, Hy vọng-Võ Huy Cát, Tổ ấm-Nhan Quốc Dũng, Ngày bình yên-Nguyễn ĐứcTrí, Vì sự sống- Bảo Hưng), phê phán cái Xấu-cái Ác, cảnh báo những mối thảm họa sẽ đến (Cứu-Nguyễn Bá Hảo, Nhớ rừng-Lê Hữu Dũng, Con đường tiêm chích-Vũ Đức Huy, Con đường ma túy-Huỳnh Thái Hùng, Ngòi nổ Nicotine –Đinh Mạnh Tài…), thức tỉnh lòng người vươn tới cái Thiện (Cứu lấy màu xanh-Nguyễn Đức Trí) ước mơ nhân loại được sống trong một xã hội thanh bình (Chiến tranh:Hỏa ngục của cuộc sống- Nguyễn Bá Nhân). Để có tác phẩm mang Ý tưởng Nhân văn cao cả  nghệ sĩ phải trăn trở vật vã lao tâm khổ tứ, hoàn toàn không có chuyện  ăn may ở đây.

A.Rodin (điêu khắc gia Pháp) từng nói: “Dù cảm xúc của anh mãnh liệt tới đâu mà không có tài năng thì cảm xúc đó cũng tê liệt đi” Trong nghệ thuật có quy luật rất nghiệt ngã: Đúng mà không Đẹp không Hay sẽ không có giá trị gì. Còn giống người đi trước hoặc của chính mình càng tệ hại hơn. Có những bức người xem hiểu được ý tưởng của tác giả mà hình thức thể hiện vẫn chưa xứng tầm, ví dụ: “Nhân quả- Phạm Vũ Dũng” Nhân ở đây là ống khói nhà máy “tượng trưng” mà “quả” lại là quả thật (thật-giả trong một tác phẩm là lạc điệu), buồng chuối ấy mà đem dấm thì ngon. “Che chở - Võ Văn Bằng” Cánh chim xòe ra gắn vào thân mình trái- phải, ngược- xuôi và cái đuôi mọi vị trí đều đều sai. “Lạc đàn- Đinh Mạnh Tài” cứ ngỡ lạc đàn là bất hạnh, ở đây bầy đàn của nó nằm trong chậu (tù hãm) mà mình nó được tung tăng tự do trong thế giới của nó. Ai hạnh phúc hơn? “Ngắm trăng-Nguyễn Ngọc Mai” đầy chất nữ tính và lãng mạn, tiếc là mặt trăng lu mờ (không cần thiết hiện diện mặt trăng trong ảnh, chỉ cần thể hiện là đêm trăng) nên ánh trăng quá yếu làm cho bức ảnh phảng phất buồn, ảm đạm (buồn, ảm đạm không phải là dở tùy thuộc vào tài năng của nghệ sĩ nếu trong tác phẩm khác có khi lại là tuyệt tác), nếu hai bông hoa ấy được điểm xuyết bằng những đường viền ánh sáng bức ảnh sẽ ánh lên lung linh trong suốt đẹp như cổ tích. “Thời gian-Nguyễn Hương Bảo Nghĩa” mấy chiếc đồng hồ trong ảnh theo motif của Salvador Dali.

Điều duy nhất ở đây ta “lắng nghe” lời các tác giả nói như tế nào?

Trong số những tác phẩm đoạt giải quán quân trông giông giống về mặt hình thức và nội dung các tác phẩm trước đó (in kèm trong bài viết này). Là đứa con đầu lòng khó có thể đòi hỏi khôi ngô mẫn tiệp như em của nó, sau khi có độ lùi thời gian suy ngẫm ta có quyền hy vọng. Những nghệ sĩ đang quen tung hoành trong của thể loại ảnh ghi thực nay rời bến vươn ra đại dương với phương tiện buồm vải đón gió và mái chèo gỗ để đi. Chân trời ở phương nào? Không thể trông chờ “thuận buồm xuôi gió” nếu gặp gió to sóng lớn e sức mái chèo chẳng những không tiến lên phía trước được mà lụt lùi lạc mất tay lái. Nên (nói đúng ra là trách nhiệm) Ban LL-PB phải định hướng cụ thể, hãy thực sự nghiên cứu phân tích, không thể chờ khi có phong trào mạnh lên rồi mới vỗ tay. Phải là tiếng sấm báo hiệu cơn mưa rào hứa hẹn mùa màng bội thu chứ không phải là tiếng trống của hội hè.

 “Ai ai thì cũng có nghề/ Con công thì múa con nghê thì chầu” với chúng ta “mỗi người mỗi vẻ…” như là giống hoa mới càng làm phong phú thêm hương sắc cho Vườn hoa Nhiếp ảnh, mỗi thể loại có cái chuẩn riêng, tùy vào khả năng sang tạo của riêng mình không phải cứ … mới là hiện đại. Tất nhiên chẳng phải là đíchđỉnhtất cả của nhiếp ảnh.

 

 

(Nguồn Tạp chí Nhiếp ảnh TW số 298-3/2012)

Chia sẻ Facebook Google LinkedIn Email In
Các nội dung khác