Khi cái thật có ích ra đời thì không lâu cái giả xuất hiện, càng ngày chuyện giả không chỉ là chuyện vặt vãnh, mà xuyên quốc gia phủ kín toàn cầu. Nhiều Cty nhiểu hãng lớn nhỏ điêu đứng về chuyện giả, nhiều cường quốc cũng phải hợp tác với nhau để chống cái giả . Tất tần tật cái gì quý giá đều có giả , nào là tiền giả, vàng giả, kim cương giả.. không ít cuộc triển lãm chỉ trưng bày toàn... đồ giả, hầu hết đồ giả có hình thức bên ngoài y chang như đồ thật mới ra lò, chỉ có chất lượng là.. giả, mà oái oăm thay cũng không ít thứ chất lượng tốt, rất tốt nữa là đằng khác nhưng vì dân chúng sính ngoại nên phải dán mác giả Tây- Tàu thật … rõ khổ.
Đồ cũ nát qua tay “thầy” hoá phép, mông má y hệt đồ dzin, chẳng riêng gì đồ vật mà con người cũng hao tiền tốn bạc đi thẩm mỹ viện để ... trẻ và đẹp giả. Trái khoáy lại có thứ mới toanh lại phải qua công đoạn là cho cũ đi, càng cũ càng tốt càng có giá, đó là hàng giả cổ, từ : đồ sứ, đồ kim loại đến đồ gỗ, tranh tượng cổ .v.v. ai chuộng cái gì giả cổ đều có tất.
Mà có phải cái giả nào cũng xấu cả đâu, nhiều cái giả có “ môn bài” hẳn hoi, vì Xã hội cần đến, ví như răng giả. Có thể nói hầu hết từ nha công cho đến bệnh viện RHM nhiệm vụ chính là làm răng giả..rồi tóc giả, lông mi giả nữa..khối chuyện về cái giả, những cái giả này thật đáng yêu và có ích. Trong Văn hoá ẩm thực nếu ai thèm món”mộc tồn” mà hổng dám ăn thì có món Giả cầy tuyệt vời đến nỗi Văn học vay mượn từ này lâu lắm rồi vẫn chưa trả được, mỗi khi ví ai đó học đòi mà dở hơi liền bị gọilà đồ Tây giả cầy … thật oan qúa. Ngẫm đồ giả không thể thiếu trong đời sống: tập trận giả, trận địa giả thậm chí người giả đóng vai các yếu nhân. Muốn được gọi là siêu cầu thủ dứt khoát anh ta phải có nhiều động tác giả mà giả càng ma quái, biến ảo nhiều bao nhiêu càng được … yêu, ca ngợi bấy nhiêu ... và kiếm được nhiều tiền. Thế mới khó luận bàn chứ.
“Nghệ thuật là vàng ròng” ( HS Nguyễn Sáng) tranh chép, tranh nhái, tranh tượng giả cổ hoặc copi ý tưởng người khác cũng gọi là.. giả, dẫu cho chất liệu làm nên sản phẩm đó mới và tốt hơn nguyên bản. Mà chính ngay tác giả vẽ lại tác phẩm của mình cũng gọi là giả. Ơ hay! Ngẫm cho cùng thì VHNT có cái nào thật đâu, từ: Thi – Ca- Nhạc – Hoạ – Sân khấu ..nhiều thứ còn “ngoa ngôn” nói phóng đại ghê gớm đến phát khiếp, vì nếu thật 100% thì đâu còn còn chỗ cho Văn nghệ sỹ sáng tạo. Sân khấu từ: Tuồng, Chèo, Cải lương.. và những thứ mà bày ra trên ấy toàn là đồ giả, nào là: nhà cửa, bàn ghế, mây trời, sông núi, ánh sáng, đều giả ..kể cả con người, bối cảnh sân khấu nhiều khi có trước ta hàng ngàn năm và ở bên trời Tây. Diễn viên “chết” rồi vẫn ngóc đầu dậy cố hết sức ca sáu câu vọng cổ mới chịu “ngủm” có vậy mới được gọi là ngọt l mùi ..và khán giả chỉ chờ có thế để vỗ tay tán thưởng. Nếu ta đem cái thật vào thì sẽ bị đào thải vì..giả, mà cái giả nằm trong cái giả hoá ra thật, sao mà trớ trêu thế. Pablo Picasso hay Salvador Dali vẽ cái đồng hồ mềm oặt như dải lụa hoặc vẽ người mà hai mắt cùng nằm một bên như cá thờn bơn, trông phát kinh như ma quỷ hiện hình ..vậy mà người ta tranh nhau mua đến mấy chục triệu đô mới thật là . ..
Nhiếp ảnh ai mà dàn dựng khung cảnh cẩu thả thì gọi là: Bố trí giả tạo. Nụ cười mà chỉ có hở mười cái cái răng sẽ bị gọi là cười giả tạo, lồng ghép ở trong buồng tối nếu để lòi cái hớ hênh, cập kênh ra thì dẫu gọi từ khác cũng hiểu rằng là giả: Vô lý. Nay có photoshop KTS thì cái giả được tung hoành đến ... mênh mông, khiến cho BGK nhiều phen toát mồ hôi trái mây mà chẳng biết phán thế nào, giới LL-PB chỉ biết kêu gọi: Nên ứng dụng chứ không nên lạm dụng. Ơ..! Lại càng rối rắm hơn vì hai chữ lạm và ứng dụng mơ hồ quá nửa dơi nửa chuột… đâu là ranh giới. Xem ra câu này có lẽ xuất phát từ chuyện ăn nhậu: Mì chính, hoá màu thực phẩm cũng khuyến cáo không nên lạm dụng: mặn, ngọt, chua, cay tuỳ khẩu vị từng người, anh tự nêm nếm cho mình thấy vừa miệng, ngon là OK. Còn ở đây ... khó nói quá, nào l: bia, rượu bổ ngâm với rắn, tắc kè, bìm bịp, bổ củi, bò cạp .v.v. và ngay cả nhân sâm, nhung hươu nai ... nếu lạm dụng cũng... tắc tử như chơi, càng nghĩ càng tít mù đèn cù.
Các phó nháy ta qua công nghệ photoshop KTS làm ảnh giống như tranh: Sơn dầu, lụa, sơn mài, tranh giấy dó.v.v. cố sao đường nét, màu sắc trông như các trường phái không phải tả thực bên hội hoa, và cũng không như Nhiếp ảnh truyền thống. Thì dứt khoát là giả rồi, ở đây còn là giả cả chất liệu nữa cho nên Mỹ thuật “đóng cửa” không cho dzô ngôi đền THIÊNG nghệ thuât của họ, ai dám chứa đồ giả, còn ai đó muốn lắm chỉ còn cách ... chui hàng dậu. Trong khi đó Hội hoạ có trường phái vẽ chẳng những tả thực mà còn siêu cực thực
Khi xu hướng Xã hội đòi hỏi bằng cấp hơn trọng học vấn thì trong dân gian loạn bằng giả, như vậy đã bát nháo nhưng chưa sánh được với bằng thật 100% mà người thì ..giả. Thật là nguy to, loạn cào cào mất rồi. Thường người thật hay có chút máu kẻ sỹ hay bị người giả cho ăn đòn, vì nó có vũ khí không bao giờ có thật là ... đểu giả. Thời chiến tranh phá hoại Văn Cao và Nguyễn Công Hoan về Hà nội tạt vào quán ăn, mục kích một Văn Cao giả đang huyên thuyên về những quá trình sáng tác của mình, Văn Cao thật lên tiếng Văn Cao giả mắng át đi(mồm giả nó to hơn) m cịn bị đám đông la ó, chế diễu. Thời Cinéma Film câm, Holywood mở cuộc thi: Người giống vua hề Sạc-lô, chính Charlie Chaplin cũng hăng hái dự thi mà chỉ giống ở hạng … 3. Cáu tiết, Vua hỏi: Tại sao tôi lại không giống tôi bằng người khác. BGK trả lời: Thưa ngài đây là Cuộc thi giống Sạc-lô chứ không phải thi giống Charlie Chaplin, mà thi thì có Luật. Vậy thì ... hết biết luôn. Tài giỏi như Tề Thiên Đại Thánh có tới những 72 phép thần thông biến hóa, cũng bị yêu quái làm giả khiến chẳng những Đường Tam Tạng bối rối tẩu hoả nhập ma mà cả Phật Bà Quan Âm cũng bó tay, vội đọc câu thần chú lên khiến cho lão Tôn thật lăn quay ra đau đớn thì mới chứng minh được mình chính là ... Tôn Hành Giả. Ở đời khi phải chứng minh cái thật, thật vô cùng khó khăn và còn chịu muôn vàn khổ nhục, đắng cay. Ngẫm cái chuyện Thật-Giả ngoài đời và trong Nghệ Thuật nó chẳng giống nhau nhỉ.
Thế nhưng có cái cũng mang thêm tên giả nhưng ai ai cũng kính trọng, đó là các bậc HỌC GIẢ.